banner
banner
Background VIC News
Thứ hai, 27/04/2020, 21:29 (GMT + 7)
Thứ hai, 27/04/2020, 21:29 (GMT + 7)

Toàn cảnh blockchain tại thị trường Trung Quốc (Phần 10)

Mục lục bài viết
  1. Tính minh bạch trong giao dịch
  2. Trung Quốc đi đầu trong việc áp dụng blockchain vào các tổ chức từ thiện chiến lược

Forkast.Insights Phần 10: MINH BẠCH TỔ CHỨC TỪ THIỆN

Trung Quốc hy vọng sẽ cũng cố niềm tin vào các cơ quan từ thiện nhờ đảm bảo minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Sự hiện đại cũng như tính tiện lợi của Alibaba đã làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng với trị giá lên đến hàng chục tỷ đô la. Chỉ mất vài phút và một chiếc điện thoại thông minh, hầu như bất kể loại hàng hóa, vật liệu nào cũng được đặt mua trong tích tắc, với khoản thanh toán được khấu trừ từ tài khoản khách hàng mà không phát sinh bất kì một chi phí giao dịch nào. Giá trị mà Alibaba thu được không đến từ các kho hàng hóa thuộc sở hữu của họ, mà đúng hơn là đến từ sức mạnh thật sự của lớp phần mềm. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Alibaba và các đối thủ cạnh tranh trong ngành áp dụng các công nghệ mà họ đã triển khai để phát triển xã hội tiêu dùng Trung Quốc vào sự phát triển của các tổ chức từ thiện , giúp các tổ chức trở nên hiện đại hơn, tiến bộ hơn?

Thành công của tổ chức từ thiện chủ yếu dựa vào tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính khả dụng của tổ chức khi nhận các khoản tiền quyên góp. Thực tế thì các tổ chức từ thiện trên toàn thế giới không còn xa lạ với các vụ bê bối đáng tiếc, do đó các nhà tài trợ tiềm năng cũng ngày càng hoài nghi hơn, không biết rằng khoản tiền đóng góp của họ cuối cùng sẽ đi về đâu. Việc sử dụng công nghệ blockchain để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận và theo dõi các khoản đóng góp từ thiện đang nổi lên như một giải pháp giúp xóa bỏ nghi ngờ của các nhà tài trợ.

Đối với lĩnh vực từ thiện trong ngắn hạn và từ thiện chiến lược, blockchain mang đến hai cơ hội chính:

  1. Tăng tính minh bạch về cách thức quyên góp được sử dụng
  2. Các kênh quyên góp mới thông qua phương thức thanh toán tiền điện tử

Ở Trung Quốc, trường hợp sử dụng blockchain trong lĩnh vực từ thiện ngắn hạn và từ thiện chiến lược gần như hoàn toàn tập trung dưới hình thức này.

Tính minh bạch trong giao dịch

Theo CAF World Giving Index 2018, Trung Quốc có số lượng nhà tài trợ lớn thứ ba trên thế giới. Số lượng các tổ chức từ thiện và tình nguyện viên ngày càng tăng lên cũng đã thu hút được các khoản quyên góp từ các cá nhân và tập đoàn giàu có nhờ các ưu đãi về thuế.

Thay vì thuê một công ty kế toán uy tín để thực hiện kiểm toán hằng năm với một mức chi phí đắt đỏ thì việc thúc đẩy theo dõi các khoản tiền quyên góp nhờ blockchain cũng sẽ giúp các tổ chức từ thiện tiết kiệm chi phí. Khi đã có tất cả các dữ liệu trên blockchain, lúc bấy giờ vai trò của kiểm toán viên sẽ được giảm đi đáng kể, hay nói cách khác, kiểm toán viên chỉ còn là hình thức nhằm tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Thông qua Bộ Nội vụ, chính phủ Trung Quốc cũng đã thể hiện tinh thần hỗ trợ của họ trong việc áp dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực từ thiện chiến lược để gia tăng sự tin tưởng của cộng đồng. Theo “Sách trắng” được xuất bản vào tháng 9 năm 2018, Bộ dự định xây dựng một hệ thống truy vấn thông tin tổ chức từ thiện nhằm chống giả mạo và tăng cường thẩm quyền, tính minh bạch và niềm tin của công chúng đối với các dịch vụ tìm kiếm và xuất bản thông tin.

Nguyên nhân chính phủ quyết định triển khai công nghệ vào lĩnh vực này phần lớn là để đáp trả sự phản đối của công chúng về các cáo buộc rằng Hội Chữ thập đỏ đã sử dụng quỹ tiền tài trợ sai mục đích đối với các trận động đất ở Tứ Xuyên trong năm 2008 và 2013. Mục đích của kế hoạch hành động của Bộ cho năm 2018-2022 là áp dụng blockchain cùng các công nghệ khác để nâng cao tính minh bạch của các dịch vụ xã hội và theo dõi các khoản đóng góp từ thiện.

Ví dụ điển hình là tại Trung Quốc đã xuất hiện một nền tảng quyên góp chăm sóc sức khỏe có tên Qingsongchou. Nền tảng này sử dụng blockchain để tạo ra một cộng đồng tự quản và phi tập trung của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội bằng cách cấp phép nền tảng gây quỹ kỹ thuật số miễn phí cho các tổ chức xã hội nhỏ. Các tổ chức xã hội này sử dụng nền tảng để phát động các chiến dịch gây quỹ một cách độc lập, nhưng quyền truy cập vào các khoản đóng góp sẽ bị hạn chế, và các quỹ tiền chỉ được nhận bởi những người thụ hưởng của các tổ chức thông qua các giao dịch ngang hàng. Nền tảng đã giúp các tổ chức nhỏ cải thiện khả năng hiển thị và uy tín của họ đối với công chúng.

Tương tự, các công ty tư nhân như Binance, Alibaba và Tencent cũng đã cho thấy tinh thần hỗ trợ trong việc sử dụng blockchain cho các hoạt động từ thiện ngắn hạn thông qua việc tạo ra các nền tảng từ thiện của riêng họ. Vào năm 2016, Ant Financial đã tạo ra một blockchain riêng để ghi nhận quyên góp từ thiện được liên kết với nền tảng thanh toán trực tuyến của Alibaba, Alipay. Tuy nhiên, quyền truy cập vào nền tảng này lại bị giới hạn ở Ant. Ba năm sau, vào năm 2019, Alibaba và Ant Financial ra mắt tổ chức Charities on the Chain (CoC), cung cấp nền tảng quyên góp blockchain cho các tổ chức từ thiện hoàn toàn miễn phí.

Mục tiêu của các công ty này ở Trung Quốc không phải là thúc đẩy việc sử dụng tiền điện tử, mà là xác thực quyên góp và theo dõi thông qua blockchain. Trong một cuộc phỏng vấn với Caixin Global, Alibaba cho biết họ sẽ sử dụng CoC để theo dõi quyên góp và ngăn chặn lạm phát gian lận số tiền quyên góp của các nhà tài trợ, cũng như thao túng số tiền mà các tổ chức từ thiện nhận được. Mặt khác, công ty Tencent vẫn chưa phát hành bất kỳ hệ thống nào tương tự CoC, nhưng đã hứa sẽ thường xuyên theo dõi và kiểm toán các khoản đóng góp được thực hiện thông qua nền tảng từ thiện của họ.

Trung Quốc đi đầu trong việc áp dụng blockchain vào các tổ chức từ thiện chiến lược

Ở Trung Quốc, cả chính phủ lẫn các tổ chức tư nhân đều không thích những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng blockchain. Ngoại trừ tiền điện tử, Trung Quốc đang nắm lấy công nghệ và luôn đi trước thế giới về các ứng dụng thực tế của blockchain, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động từ thiện.

Hơn nữa, việc sử dụng blockchain trong từ thiện chiến lược đã tạo ra một mô hình từ thiện dựa vào cộng đồng nhằm khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và chính phủ để hợp tác cải thiện phúc lợi xã hội. Trên toàn cầu, các công ty từ các ngành công nghiệp khác nhau đang bắt đầu áp dụng blockchain để tối ưu hóa hoạt động và tăng lợi nhuận, nhưng hầu như không có nhiều công ty thực sự cố gắng áp dụng công nghệ vào các hoạt động từ thiện. Hãng hàng không Hà Lan là một trong số ít các công ty lớn bên ngoài Trung Quốc áp dụng nền tảng blockchain cho hoạt động từ thiện.8

Trung Quốc đang bắt đầu gặt hái lợi ích từ blockchain trong kĩnh vực từ thiện chiến lược, nhưng công nghệ này vẫn chưa thực sự được áp dụng thành thục và rộng rãi như mong đợi. Trong khi đây là công cụ có khả năng nâng cao tính minh bạch trong hoạt động từ thiện – điều kiện tiên quyết để tăng lưu lượng quyên góp. Song song với các nền tảng công nghệ thì sự hợp tác của các công ty trong tất cả các lĩnh vực cũng hết sức quan trọng. Công nghệ sổ cái phân tán là một công cụ có thể cải thiện trách nhiệm giải trình, nhưng việc giám sát dữ liệu vẫn cần có sự tham gia của con người và quy định của chính phủ. Hiện tại, các công ty Trung Quốc vẫn đi đầu trong sự đổi mới này. Nhờ vào đó, Trung Quốc có cơ hội để giới thiệu những trường hợp áp dụng công nghệ nổi bật nhất của mình để khuyến khích nhiều công ty trên toàn cầu cùng khai thác và sử dụng nhằm thúc đẩy lợi ích xã hội và tạo nên nhiều thành công hơn trong các nỗ lực nhân đạo.

Biên tập: VIC News


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. Tính minh bạch trong giao dịch
  2. Trung Quốc đi đầu trong việc áp dụng blockchain vào các tổ chức từ thiện chiến lược