banner
banner
Background VIC News
Thứ ba, 16/04/2019, 14:15 (GMT + 7)
Thứ ba, 16/04/2019, 14:15 (GMT + 7)

Tether bị cáo buộc in thêm 400 triệu USD đỡ giá Bitcoin, IMF và Ngân hàng Thế giới ra mắt tiền điện tử Learning Coin

Mục lục bài viết
  1. Tether bị cáo buộc in thêm 400 triệu USD đỡ giá Bitcoin
  2. Tại sao Blockchain lại quan trọng trong giao dịch?
  3. Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản sẽ phát hành tiền điện tử độc quyền trong năm nay
  4. IMF và Ngân hàng Thế giới ra mắt tiền điện tử Learning Coin
  5. ‘Tất cả tiền tệ thế giới sẽ thành tiền mã hóa’
  6. Các giám đốc tài chính nghĩ gì về Bitcoin?

Tether – đồng stablecoin lớn nhất hiện nay đã phát hành hơn 300 triệu USD trong tuần qua. Nguồn cung tăng lên đột ngột dẫn đến nhiều cáo buộc rằng Tether tiếp tục thao túng thị trường và đồng tiền này không được dự trữ bằng USD.

Tether bị cáo buộc in thêm 400 triệu USD đỡ giá Bitcoin

Tether là đồng stablecoin được niếm yết 1:1 với đồng USD có liên hệ chặt chẽ với Bitfinex. Trước đó, Tether đã từ chối kiểm toán, đồng tiền này thiếu sự minh bạch trong việc công bố việc niêm yết 1:1 với đồng USD. Bộ tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã mở cuộc điều tra về việc thao túng giá của Tether và Bitfinex.

Kể từ ngày 8/4 vừa qua, Tether tiếp tục bơm thêm lượng USDT lưu hành. Hiện tại, lượng lưu hành USDT đã tăng thêm 417 triệu USD.

Bitfinex’ed – một trang chuyên săn lùng tin tức cáo buộc Tether bơm tiền giả vào thị trường.

“Tether tiếp tục bơm 400 triệu tiền giả vào thị trường, họ đã thừa nhận Tether không được niêm yết với USD mà chỉ là dự trữ. Lần trước họ đã bơm 1 lượng tiền giả rất nhiều và chúng tôi đã phát hiện”, Bitfinex’ed – một trang chuyên săn lùng tin tức trong thị trường tiền điện tử cho biết.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư John Griffin của đại học Texas cho thấy Tether đã thực hiện thao túng giá Bitcoin.

“Tether thường in thêm 1 lượng hơn 200 triệu USD và chuyển lượng tiền đó qua Bitfinex. Khi giá Bitcoin giảm, Tether được dùng để mua lại Bitcoin giúp thúc đẩy giá”, ông cho biết.

Ngoài tin tức của Tether, còn một số tin tức đáng lưu ý khác trong chiều nay, hãy cùng Blogtienao điểm qua nhé.

Tại sao Blockchain lại quan trọng trong giao dịch?

  • Bản chất phi tập trung

Trong một Blockchain, các máy tính tạo thành một mạng lưới và sức mạnh tính toán được phân phối đồng đều.

Bằng cách phân phối một sổ cái, nguy cơ giả mạo, lừa đảo và tội phạm mạng sẽ giảm đáng kể vì việc nhiều nút hơn có nghĩa là hệ thống khó ‘bị lạm dụng’ hơn.

  • Thúc đẩy sự tin tưởng và minh bạch

Điều gì xảy ra nếu hai bên không tin tưởng nhau nhưng lại muốn thực hiện giao dịch mà không phải thông qua bên thứ ba? 

Công nghệ Blockchain sẽ gỡ rối khoản này. Nó cho phép cả hai bên thực hiện giao dịch bằng cách phân phối sổ cái cho nhiều nút và đồng bộ hóa sổ cái này thông qua sự đồng thuận. Điều này mở ra một loạt các giao dịch mà không phải nhờ đến trung gian.

  • Bất biến

Yếu tố bất biến trong Blockchain đảm bảo rằng dữ liệu không bị thao túng, thay thế hoặc làm sai lệch dưới bất kỳ hình thức nào. Bất kỳ giao dịch nào một khi đã được đồng ý và chia sẻ trên mạng cũng gần như không thể hoàn tác. Điều này rất có lợi trong các tình huống mà dữ liệu nhất định cần được theo dõi chính xác và hiệu quả.

  • Phân cấp

Nhu cầu về thực thể trung gian và bên thứ ba đã giảm đi đáng kể khi Blockchain xuất hiện. Điều này cũng giúp giảm thiểu chi phí bằng cách loại bỏ những thứ không cần thiết. Ngoài ra, hiệu quả cũng được tăng lên khi các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa hai bên.

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản sẽ phát hành tiền điện tử độc quyền trong năm nay

Thông báo mang tính cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này đã được công bố trong tuần qua khi Mitsubishi UFJ cho biết họ sẽ ra mắt tiền điện tử của riêng mình vào cuối năm nay.

MUFJ là ngân hàng lớn thứ năm trên thế giới tính theo tổng tài sản và là một trong những ngân hàng tư nhân có ảnh hưởng nhất. Tổng vốn hóa của nó là khoảng 2.78 nghìn tỷ đô la, nhiều hơn 300% so với tổng tài sản của Goldman Sachs và hơn 169 tỷ so với JPMorgan Chase.

10 ngân hàng hàng đầu thế giới. Nguồn: Wikipedia

Theo Japan Times, Kanetsugu Mike – chủ tịch ngân hàng – nhận xét rằng sáng kiến ​​này là một phần của chính sách cải tiến công nghệ nhằm tăng sự tự tin, an ninh và hiệu quả cho tổ chức.

IMF và Ngân hàng Thế giới ra mắt tiền điện tử Learning Coin

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)Ngân hàng Thế giới (WB) đã cùng triển khai một Blockchain độc lập và ra mắt một loại coin mà họ gọi là tiền điện tử, Financial Times đưa tin hôm 12 tháng 4.

Theo tờ báo này, đồng coin mới này có tên “Learning Coin” sẽ chỉ có thể được tiếp cận bởi IMF và Ngân hàng Thế giới. Đồng coin này không có giá trị tiền tệ và do đó không được xem là “tiền điện tử thực sự”.

Mục đích của hai tổ chức trên khi ra mắt Learning Coin được cho là để tìm hiểu thêm về công nghệ nền tảng nằm sau các loại tài sản tiền điện tử. Ứng dụng của Blockchain này sẽ giúp lưu trữ các bài đăng blog, nghiên cứu, video và công trình nghiên cứu.

Trong suốt quá trình thử nghiệm, đội ngũ của Ngân hàng Thế giới và IMF sẽ được thưởng coin khi đã đạt đến một cột mốc liên quan đến khía cạnh giáo dục. Hai tổ chức còn xây dựng một cơ chế để người dùng đổi coin ra phần thưởng thật, từ đó đánh giá cách tiền điện tử có thể được sử dụng trong đời thực.

Theo IMF, các ngân hàng và giới chức tài chính trên toàn thế giới phải nỗ lực để có thể bắt kịp công nghệ tiền điện tử đang phát triển nhanh chóng. Trích dẫn phát biểu của IMF:

Tài sản tiền điện tử và công nghệ sổ cái phân tán đang phát triển một cách nhanh chóng, cũng như lượng thông tin xung quanh nó. Điều này đang buộc các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý và tổ chức tài chính thừa nhận sự tồn tại của lỗ hổng kiến ​​thức ngày càng lớn giữa họ và công nghệ này.

Hơn nữa, sau khi hoàn tất cuộc thử nghiệm, WB và IMF có thể sẽ sử dụng Blockchain này để triển khai smart contract (hợp đồng thông minh), chống rửa tiền và cải thiện mức độ minh bạch trong hoạt động.

‘Tất cả tiền tệ thế giới sẽ thành tiền mã hóa’

Đây là nhận định của nhà sáng lập kiêm CEO hãng công nghệ tài chính Circle, ông Jeremy Allaire.

Theo CNBC, ông Allaire cho rằng tất cả đồng tiền trên thế giới, từ đô la Mỹ cho đến nhân dân tệ, đều sẽ có phiên bản tiền mã hóa riêng. Ông nói: “Quan điểm của chúng tôi là tất cả tiền tệ thực tế sẽ là tiền mã hóa. Đây là điều có vẻ như không thể tránh khỏi vào lúc này”.

Nói về mục tiêu hoạt động của công ty mình, ông cho biết “Chúng tôi tập trung vào đồng tiền mã hóa ổn định là vì chúng tôi cho nó là khối xây dựng chủ đạo cho một nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu có nguồn gốc mã hóa”, ông Allaire nói. Công ty cũng tìm cách đưa ra các đồng tiền mã hóa khác cho euro và bảng Anh.”

Mặc cho một số doanh nghiệp đang nỗ lực thúc đẩy tiền mã hóa và công nghệ Blockchain, không ít người vẫn chỉ trích các loại tiền mã hóa cùng Bitcoin. Họ cho rằng nhiều người mua, bán tiền mã hóa là để đầu cơ thuần túy. Các nhà quản lý ở Trung Quốc và Hàn Quốc đang cố gắng làm giảm tính đầu cơ của thị trường.

Các giám đốc tài chính nghĩ gì về Bitcoin?

Các giám đốc tài chính (CFO) trên khắp thế giới có vẻ vẫn hoài nghi về Bitcoin, theo một khảo sát của CNBC.

CNBC nhận được 43 phản hồi từ Hội đồng CFO toàn cầu cho một khảo sát về quan điểm của họ đối với Bitcoin. Trong số này, 12 người đánh giá “Bitcoin không phải là ảo nhưng đang bị thổi phồng”, 6 người khác lại cho rằng giá Bitcoin sẽ còn tăng.

Một nhóm 12 người khác cho biết họ tin rằng Bitcoin chỉ là một trò bịp bợm. Số còn lại nói họ không có đủ thông tin về đồng tiền kỹ thuật số này nên không đưa ra nhận định gì.

Trong số các CFO nghĩ Bitcoin đang ở trạng thái bong bóng thì châu Âu, Trung Đông và châu Phi chiếm phần đa, so với Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương.

Tương tự, các CFO đến từ cựu lục địa chiếm phần nhiều trong số những người không tin vào Bitcoin. Khoảng 21% CFO đến từ Mỹ nghĩ giá Bitcoin đang bị thổi phồng, so với tỷ lệ 29% ở châu Á – Thái Bình Dương.

Một trong số những CFO được khảo sát, CEO Karim Hajjar của Solvay cho biết, ông không chắc về Bitcoin.

Karim nói với CNBC: “Đó không phải là loại tiền để chúng tôi sử dụng cho các thương vụ tỷ USD… Đó là thứ gì đó mà chúng tôi muốn tìm hiểu, rất rất cởi mở, nhưng chúng tôi chưa tìm thấy giá trị của nó cho hoạt động kinh doanh của mình”.

Nguồn: Blogtienao

Biên soạn bởi VIC News

❤️ TÍN HIỆU & CÔNG CỤ GIAO DỊCH CRYPTO MIỄN PHÍ
❤️ ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

⏩ Tín hiệu Chính Xác
⏩ Tỷ Lệ Thắng Cao
⏩ Theo Dõi Nhanh Chóng
⏩ Công Cụ Hiệu Quả

❤️ Chi tiết : https://vicion.app/index-vi.html
❤️ Android : https://play.google.com/store/apps/details… 
❤️ iOS : https://itunes.apple.com/app/id1399806253


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. Tether bị cáo buộc in thêm 400 triệu USD đỡ giá Bitcoin
  2. Tại sao Blockchain lại quan trọng trong giao dịch?
  3. Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản sẽ phát hành tiền điện tử độc quyền trong năm nay
  4. IMF và Ngân hàng Thế giới ra mắt tiền điện tử Learning Coin
  5. ‘Tất cả tiền tệ thế giới sẽ thành tiền mã hóa’
  6. Các giám đốc tài chính nghĩ gì về Bitcoin?