banner
banner
Background VIC News
Thứ năm, 28/05/2020, 14:13 (GMT + 7)
Thứ năm, 28/05/2020, 14:13 (GMT + 7)

Mô hình giá Rising Wedge, Falling Wedge là gì?

Mục lục bài viết
  1. Rising Wedge là gì?
  2. Falling Wedge là gì?

Rising Wedge là gì?

Rising Wedge (mô hình nêm hướng lên) là một đồ thị báo hiệu xu hướng giảm giá, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần đáy và thu hẹp biên độ dần khi giá càng lên cao hơn. Biểu hiện giá như thế hình thành dạng hình cái nêm cửa hướng lên khi các điểm giá cao nhất và thấp nhất chạy theo kênh giá hội tụ dần.

Rising Wedge có thể là dạng mô hình đồ thị tiếp tục xu hướng mà cũng có thể là dạng mô hình đồ thị đảo chiều.

  • Khi là dạng tiếp tục xu hướng thì Rising Wedge vẫn hướng lên nhưng theo chiều ngược với xu hướng chính (là xu hướng giảm giá).
  • Khi là dạng đảo chiều thì Rising Wedge hướng lên và hướng theo chiều của xu hướng chính (là xu hướng tăng giá).

Cho dù là dạng nào thì Rising Wedge vẫn là mô hình đồ thị báo hiệu xu hướng giảm giá.

Những yếu tố cần chú ý trong mô hình Rising Wedge:

Xu hướng trước khi hình thành mô hình Rising Wedge: Khi thể hiện vai trò đảo chiều thì mô hình này cần một xu hướng chính. Mô hình Rising Wedge thường hình thành qua 3 đến 6 tháng và có thể đánh dấu sự đảo chiều xu hướng trung hạn hoặc dài hạn. Đôi khi xu hướng hiện thời hoàn toàn nằm trong mô hình Rising Wedge, đôi khi mô hình này hình thành sau một xu hướng tăng giá kéo dài.

  1. Đường kháng cự trên: Cần ít nhất 2 điểm giá cao nhất để hình thành đường kháng cự trên mà lý tưởng là cần 3 điểm, theo đó điểm cao sau nằm cao hơn điểm cao trước.
  2. Đường hỗ trợ dưới: Cần ít nhất 2 điểm giá thấp nhất để hình thành đường hỗ trợ dưới mà lý tưởng là cần 3 điểm, theo đó điểm thấp sau nằm cao hơn điểm thấp trước.
  3. Đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới hội tụ để tạo thành hình cái nêm khi mô hình phát triển chín muồi.
  4. Sự phá vỡ hỗ trợ: Mô hình Rising Wedge không hoàn thiện cho đến khi đường hỗ trợ bị phá vỡ một cách thuyết phục. Một khi xuất hiện điểm phá vỡ (breakout) thì có thể có đợt tăng giá phản ứng test lại vùng kháng cự mới này.
  5. Khối lượng giao dịch: Trong khi khối lượng giao dịch không đặc biệt quan trọng khi hình thành Rising Wedge thì nó là một thành phần tất yếu để xác nhận điểm phá vỡ. Nếu không có sự mở rộng khối lượng giao dịch tại điểm phá vỡ thì nó sẽ thiếu tính thuyết phục và dễ dẫn đến thất bại mô hình.

Falling Wedge là gì?

Falling Wedge (mô hình nêm hướng xuống) là một đồ thị báo hiệu xu hướng tăng giá, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần đỉnh và thu hẹp biên độ dần khi giá càng xuống thấp hơn. Biểu hiện giá như thế hình thành dạng hình cái nêm cửa hướng xuống khi các điểm giá cao nhất và thấp nhất chạy theo kênh giá hội tụ dần.

Falling Wedge có thể là dạng mô hình đồ thị tiếp tục xu hướng mà cũng có thể là dạng mô hình đồ thị đảo chiều. Khi là dạng tiếp tục xu hướng thì Falling Wedge vẫn hướng xuống nhưng theo chiều ngược với xu hướng chính (là xu hướng tăng giá). Khi là dạng đảo chiều thì Falling Wedge hướng xuống và hướng theo chiều của xu hướng chính (là xu hướng giảm giá). Cho dù là dạng nào thì Falling Wedge vẫn là mô hình đồ thị báo hiệu xu hướng tăng giá.

Những yếu tố cần chú ý trong mô hình Falling Wedge:

  1. Xu hướng trước khi hình thành mô hình Falling Wedge: Khi thể hiện vai trò đảo chiều thì mô hình này cần một xu hướng chính. Về lý tưởng thì Falling Wedge hình thành sau một xu hướng giảm giá kéo dài và đánh dấu mức thấp cuối cùng. Mô hình này thường hình thành qua thời kỳ 3 đến 6 tháng và xu hướng giảm giá trước đó cần kéo dài ít nhất 3 tháng.
  2. Đường kháng cự trên: Cần ít nhất 2 điểm giá cao nhất để hình thành đường kháng cự trên mà lý tưởng là cần 3 điểm, theo đó điểm cao sau nằm thấp hơn điểm cao trước.
  3. Đường hỗ trợ dưới: Cần ít nhất 2 điểm giá thấp nhất để hình thành đường hỗ trợ dưới mà lý tưởng là cần 3 điểm, theo đó điểm thấp sau nằm thấp hơn điểm thấp trước. Đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới hội tụ để tạo thành hình cái nêm khi mô hình phát triển chín muồi.
  4. Sự phá vỡ kháng cự: Mô hình Falling Wedge không hoàn thiện cho đến khi đường kháng cự bị phá vỡ một cách thuyết phục. Một khi xuất hiện điểm phá vỡ (breakout) thì có thể có sự điều chỉnh giá test lại vùng hỗ trợ mới này.
  5. Khối lượng giao dịch: Trong khi khối lượng giao dịch không đặc biệt quan trọng khi hình thành Falling Wedge thì nó là một thành phần tất yếu để xác nhận điểm phá vỡ. Nếu không có sự mở rộng khối lượng giao dịch tại điểm phá vỡ thì nó sẽ thiếu tính thuyết phục và dễ dẫn đến thất bại mô hình.

Nguồn: Bitcoinvietnam

Biên soạn bởi VIC News

Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. Rising Wedge là gì?
  2. Falling Wedge là gì?