banner
banner
Background VIC News
Thứ sáu, 05/07/2019, 12:32 (GMT + 7)
Thứ sáu, 05/07/2019, 12:32 (GMT + 7)

Libra - Một ngân hàng toàn cầu hay cũng chỉ là bản nâng cấp của Paypal?

Mục lục bài viết
  1. 28 thành viên sáng lập của Libra
  2. Hiểu hơn về giao dịch tiền điện tử
  3. Libra có tác dụng gì với các thành viên tham gia
  4. Các rào cản của Libra
  5. Libra có giống một ngân hàng mới?
  6. Libra giống Paypal?

Sự xuất hiện của Libra tạo nên một cơn sóng tài chính toàn cầu. Các nước phải thận trọng, phản ứng lại với dự án này một cách khác nhau.

Trong phần đặt vấn đề của Libra tại đây, liên minh chủ yếu nhấn mạnh muốn giải quyết những vấn đề tồn đọng của hệ thống ngân hàng, tài chính hiện tại bao gồm sự tiếp cận dịch vụ tài chính hiện tại, giúp xử lý giao dịch nhanh và rẻ hơn. Chúng ta sẽ đi phân tích Libra thực tế nên được đánh giá là một ngân hàng trung ương quy mô toàn cầu hay chỉ là một bản nâng cấp của Internet Banking, bản chất của của việc hình thành liên minh, nó có thực sự giải quyết các vấn đề tồn tại của hệ thống tài chính (ngân hàng), những điều gì khiến mô hình của Libra thành công hoặc thất bại.

28 thành viên sáng lập của Libra

Trong White Paper của Libra bản tiếng Việt, chúng ta có 28 thành viên:

  • Thanh toán: Mastercard, PayPal, PayU (Naspers’ fintech arm), Stripe, Visa
  • Công nghệ và thị trường: Booking Holdings, eBay, Facebook/Calibra, Farfetch, Lyft, MercadoPago, Spotify AB, Uber Technologies, Inc.
  • Viễn thông: Iliad, Vodafone Group
  • Blockchain: Anchorage, Bison Trails, Coinbase, Inc., Xapo Holdings Limited
  • Quỹ đầu tư: Andreessen Horowitz, Breakthrough Initiatives, Ribbit Capital, Thrive Capital, Union Square Ventures
  • Các tổ chức phi lợi nhuận và đa phương, và các tổ chức học thuật: Creative Destruction Lab, Kiva, Mercy Corps, Women’s World Banking

Gần như đây là sẽ những thành viên "cốt cán" của hiệp hội, cũng như trong phát ngôn về Libra của các thành viên sáng lập Libra đều cho thấy mỗi thành viên chỉ phụ trách ngành dịch vụ, sản phẩm của họ, xem Libra chỉ là một phương thức tiếp cận, giải quyết các vấn đề của ngành nghề đang kinh doanh, đặc biệt các vấn đề thanh toán quốc tế, chứ không có ý định tham gia thị trường tài chính, để cạnh tranh với các ngân hàng hiện hữu. Đặc biệt, Facebook có một vai trò đặc biệt, là đơn vị cung cấp hạ tầng Blockchain này, đảm bảo sự hoạt động ổn định cho hệ thống. Các thành viên khác đóng vai trò cung ứng dịch vụ, đóng góp cho liên minh theo lĩnh vực thế mạnh, cũng như các bên sẽ có những thỏa thuận nội bộ để dùng chung đồng tiền. Đây cũng được xem là những thành viên "tối thiểu", đảm bảo cho sự hoạt động của Libra, bao hàm cả giải quyết vấn đề Libra đặt ra, và các vấn đề ngoài kinh doanh như chính trị, xã hội,...

Nhìn qua các thành viên sáng lập, chúng ta nhận ra hầu hết các ông lớn đều ở Mỹ, là các công ty hoạt động quy mô toàn cầu. Hiệp hội cũng giới hạn những thành viên tiếp theo tham gia theo quy mô khách hàng sở hữu, top 500 trên bảng xếp hạng danh tiếng.

Có một điểm khá thú vị, ngoài việc Facebook đang có những trung tâm xử lý dữ liệu khổng lồ ở khắp nơi. Gần đây, Facebook đã xây dựng một trang trại điện mặt trời tại Texas. Khi mà giá điện sẽ không ngừng tăng trong những năm tiếp theo, cùng với đó việc xử lý giao dịch cho Libra sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Rõ ràng, Libra đã có những bước đi thận trọng và toan tính được nhiều vấn đề phát sinh.

Hiểu hơn về giao dịch tiền điện tử

Ngày nay, việc sử dụng SMS Banking và Internet Banking đã trở nên quen thuộc, được người dùng chấp nhận rộng rãi.

Với Libra, người dùng mua hàng, gửi tiền hay rút tiền đều trực tuyến, nhưng nói cho cùng, họ cũng cần một tài khoản định danh do nhà nước quản lý (ít nhất là cho tới thời điểm này). Cụ thể, bạn cần ít nhất là một chiếc điện thoại và một cái sim để thực hiện SMS Banking, hoặc một tài khoản ngân hàng khi gửi và rút tiền. Tất cả những dịch vụ SMS và Internet Banking thẻ ngân hàng đều được Ngân hàng trung ương (ở Việt Nam chính là Ngân hàng Nhà nước) kiểm soát thông tin.

Sự khác biệt khi giao dịch Internet Banking (nói chung về các hình thức thanh toán điện tử hiện có), có thể truy xuất được thông tin người nhận, người chuyển, sự sai sót giao dịch có thể được giải quyết khi liên hệ với ngân hàng (đơn vị cung ứng dịch vụ). Tất cả các hoạt động sẽ bị giám sát bởi ngân hàng thương mại (hoặc các đơn vị cung ứng dịch vụ, và đơn vị quản lý chung là Ngân hàng Nhà nước). Chính vì sự phức tạp này, tất cả các dự án đều tiêu tốn thời gian, dữ liệu lưu trữ bị kiểm soát chỉ bởi một vài bên cung ứng dịch vụ, dễ xảy ra các vấn đề với dữ liệu (tấn công mạng, thiên tai,...), kèm với đó là thời gian chờ đợi, chi phí xử lý giao dịch sẽ cao.

Libra ra đời với một chức năng tương tự, họ lấy 1 đồng tiền mang tên Libra, ngang giá tiền mặt để giải quyết các vấn đề hiện hữu của dịch vụ Internet Banking. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ Blockchain, Libra giải quyết được hầu hết các vấn đề của các dịch vụ đang dùng của hệ thống ngân hàng nêu ở trên.

Nói một cách khác, chỉ xét về yếu tố giao dịch tài chính, Libra mang tính cách mạng nhờ công nghệ đột phá Blockchain.

Tại sao Libra lại là đồng tiền crypto ngang giá với tiền tệ?

Facebook và các thành viên chỉ muốn giải quyết các vấn đề về thanh toán, chứ không muốn tạo ra một loại tiền tệ mới. Libra được giới Crypto gọi là Stable Coin. Bởi lẽ, đồng Libra trượt giá ít so với đồng USD hay Euro, hầu như sự trượt giá do thị trường tự do (ngoại hối) đảm nhận.

Xét về bản chất, Libra không xem mình là tiền tệ, Libra chỉ là một đồng tiền ngang giá. Ví dụ: 1 USD = 1 Libra = 23,5000 VNĐ. Toàn bộ giá trị tài sản gồm tiền, tài sản ký gửi của hiệp hội được đem vào một quỹ để tạo ra một đồng mới, có giá trị tương đương với các đồng tiền tương ứng, chứ không tạo ra tiền mới, gây ra lạm phát cho nền kinh tế bất kỳ.

Libra có tác dụng gì với các thành viên tham gia

Vấn đề kinh doanh của các thành viên Libra là thanh toán quốc tế và công nghệ xử lý giao dịch. Họ phải thông qua rất nhiều đối tác địa phương và quốc tế để kinh doanh, thu lợi nhuận về túi tiền. Với việc áp dụng được Libra, các thành viên sẽ cải thiện được hiệu quả kinh doanh đáng kể. Ngoài ra, Libra được áp dụng, họ có thể thực hiện rất nhiều hoạt động khác trong hệ sinh thái kinh doanh. Nói cho cùng cùng, mọi công nghệ đều phục vụ cho mục đích kinh doanh (dĩ nhiên khi họ cũng có tiếng nói tác động tới chính trị, xã hội nhất định).

Như vậy, với người dùng và các thành viên tham gia đều được hưởng lợi nhờ chi phí thấp và tốc độ giao dịch xử lý nhanh. Dĩ nhiên, những lợi ích khác về thuế, phí mà các thành viên tham gia hiệp hội có mạng lưới hoạt động quốc tế cũng không hề nhỏ.

Các rào cản của Libra

Chính trị chi phối

Sự ảnh hưởng, chi phối của các cường quốc lên các quốc gia yếu thế lớn hơn luôn là vấn đề được các chính trị gia cân nhắc. Đặc biệt, kinh tế trở thành một vũ khí lợi hại trong thế giới đa cực.

Libra nói riêng và Crypto nói riêng là một lĩnh vực, đòi hỏi chất xám. Mỹ là quốc gia đi đầu trong thị trường công nghệ, cùng với đó, đối thủ ngàn đời của Mỹ là Nga cũng không thể thua kém. Cùng với đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh cũng không thể ngồi yên để thụt hậu trong một thị trường mới có tính cách mạng thanh toán toàn cầu này. Libra tập hợp hầu hết các công ty hàng đầu của Mỹ trong các lĩnh vực, chính là một cú nổ khiến các nước cũng "rục rịch" liên minh các tập đoàn trong nước liên kết thành lập.

Với những thông tin chúng ta có trên báo chí, Libra hầu như chỉ bị tạm dừng để các chính trường Mỹ hiểu rõ hơn cách thức hoạt động, ảnh hưởng của nó tới hệ thống tài chính truyền thống trước tới nay, tác động xã hội và đưa ra hệ thống pháp luật phù hợp để Libra phát triển nhưng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. Nói cho cùng, Libra ra đời với các tài sản bảo đảm hầu hết nằm trong nước Mỹ thì đồng USD được củng cố sức mạnh của Mỹ.

Các nước khác không muốn thua kém thì họ cũng cần ra các liên minh tương ứng. Từ đây, rất có thể liên minh khác ra đời trên thế giới, thậm chí có nhiều liên minh khác nhau trong cùng một nước.

Như vậy, Libra vừa bất lợi, vừa có lợi thế. Trước mắt, khả năng Mỹ sẽ cố gắng hoàn thiện pháp lý giúp Libra hoạt động, bởi tính chất ảnh hưởng toàn cầu của nó, tác động tới vị thế của Mỹ trên các vấn đề bao quát hơn.

Ảnh hưởng xã hội mang tầm vĩ mô

Trong White Paper, Libra dường như đang giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng còn tồn đọng, nhưng điều đó không đúng với những gì các ngân hàng đang nhìn nhận, họ coi Libra là một thách thức, thậm chí là "đối thủ". Libra có thể sẽ hút dòng vốn của thị trường vào để thanh toán hoặc các dịch vụ online phái sinh khác, ví dụ crypto,... đặc biệt là mảng hối đoái tiền tệ - miếng bánh ngon lành của thị trường ngân hàng. Cụ thể hơn, giữa quốc gia này và quốc gia kia, họ có thể dùng Libra để mua bán, mà không thông qua việc mua bán ngoại tệ như hiện tại.

Kèm với đó, một lượng vốn nhất định của thị trường sẽ được lưu thông trong hệ sinh thái Libra để giao dịch hàng ngày, thậm chí là đầu tư dài hạn. Các vấn đề này cũng tác động tới nghiệp vụ chính của hệ thống ngân hàng là huy động và cho vay vốn. Ngân hàng được xem là thị trường nhạy cảm, ảnh hưởng tới cả nền kinh tế nên bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ trên toàn cầu.

Chưa kể tới, Libra có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ, vừa các giao dịch với đối tác thành viên hiệp hội hoặc có người tham gia thị trường chấp nhận thanh toán cho các dịch vụ thay tiền mặt sẽ khiến vấn đề phình to hơn, ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ gồm chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ.

Chốt lại ở đây, Libra sẽ phải có những khung pháp lý nhất định để duy trì sự cạnh tranh công bằng, cũng như không ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của FED. Thời gian để hoàn thiện khung pháp lý, giúp Libra có thể hoạt đông là bao lâu sẽ khó trả lời.

Đánh thuế

Vấn đề đánh thuê các công ty công nghệ như Google, Facebook,.. đang làm các nhà chính trị đau đầu, thì Libra ra đời lại khiến các chính trị gia bối rối.

Việc kiểm toán chi phí trong công nghệ không dễ dàng bởi các ràng buộc kinh doanh quảng cáo lỏng lẻo, hóa đơn bị kiểm soát bởi một bên, chính là các đại gia công nghệ. Như vậy, việc đánh đổi từ đánh thuế ngân hàng truyền thống sang đánh thuế các công ty công nghệ cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế nằm trong liên minh thanh toán dữ liệu mang tính phi tập trung lại thêm phức tạp.

Vấn đề công nghệ

Sự việc các sàn giao dịch Crypto bị tấn công ở nhiều quốc gia dấy lên sự nghi ngờ về khả năng đảm bảo tính an toàn hệ thống của Libra. Cùng với sự việc sử dụng data người dùng khổng lồ của Facebook cho mục đích chính trị, quảng cáo khiến Libra - nợi Facebook đóng vai trò cung ứng hạ tầng, bị đặt nhiều dấu hỏi và cần được làm rõ trước nghị viện Mỹ. (Lưu ý, Mỹ đã cho phép sử dụng bitcoin để thanh toán). Tuy nhiên, trong một cam kết của mình, Libra sẽ bồi hoàn lại tiền cho người dùng nếu có các vấn đề công nghệ. Đây được xem là cam kết cao nhất để đảm bảo sự tin tưởng vào nền tảng thanh toán Libra.

Niềm tin của người dùng thông thường

Việc tiền mã hóa đang là vấn đề chưa được thảo luận chính thức trên chính trường. Người dùng sẽ cần thời gian để tiếp cận, học hỏi để chấp nhận một cách thức thanh toán mới. Chưa kể, những đối tượng mà Libra đang đề cập chưa được thống kê về mức độ hiểu biết và khả năng sử dụng công nghệ trong giao dịch trực tuyến. Rõ ràng, ít nhiều chúng ta cũng suy nghĩ tới việc Libra sẽ cạnh tranh người dùng với các ngân hàng chính thống, chứ không phải là các khách hàng họ nói tới trong White Paper.

Libra có giống một ngân hàng mới?

Với cách tiếp cận là một ngân hàng toàn cầu mới, sẽ rất khó để Libra dễ dàng triển khai. Các nguyên thủ cao cấp các quốc gia đều đưa ra phản ứng cả tiêu cực và tích cực về Libra.

Hầu hết các quốc gia muốn gia tăng ảnh hưởng của mình trên chính trường đều từ chối Libra bởi tính an ninh quốc gia. Một mặt khác, các quốc gia lớn cũng thảo luận cách thức đối phó, bao gồm cả việc phát hành tiền điện tử quốc gia từ ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, các quốc gia lạm phát cao lại tỏ ra hào hứng.

Như vậy, Libra đã đặt ra một trường hợp "vô tiền khoáng hậu" cho ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống thanh toán quốc tế nói chung. Nhưng có vẻ, Facebook và các đồng minh đang cố gắng để mọi người hiểu rằng họ chỉ đang cung cấp một cách thức thanh toán mới

Libra giống Paypal?

Paypal cũng là một thành viên sáng lập của Libra. Cách mà Libra đang muốn nói có vẻ là đây - một phiên bản Paypal nâng cấp.

Paypal chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Đây là dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền.

Công nghệ Blockchain mang sự khác biệt, chính là phi tập trung

  • Dữ liệu không bị kiểm soát (bởi bất kỳ ai, kể cả chính phủ, ngân hàng trung ương)
  • An toàn (giao dịch 1 chiều, không thể tác động để thay đổi nội dung giao dịch)
  • Tiết kiệm chi phí giao dịch (trong nước và chuyển ra quốc tế)
  • Tiết kiệm thời gian (thời gian xử lý siêu nhanh giúp giao dịch hoàn tất sớm).

Libra sẽ tiếp cận theo hướng này để thuyết phục các bên tham gia. Vì chính các bên tham gia sẽ có lợi nhất. Tuy nhiên, để thuyết phục được các nhà làm luật và người dùng, cần một thời gian để hoàn thiện pháp lý và chấp nhận.

Nếu Libra được thông qua thì chúng tôi tin rằng Libra không phải là liên minh duy nhất, chỉ là liên minh tiên phong.

VIC Research Team

? Kèo & Tool + Airdrop MIỄN PHÍ
https://vicion.app/index-vi.html
iOS: vicion.app/ios
Android: vicion.app/android

? Kênh VIC chia sẻ kiến thức, kèo trade, IEO, pool
https://t.me/Vicvietnamese

? Group VIC thảo luận từ A-Z
https://t.me/xoadoigiamngheo

? Cập nhật tin HOT
https://viccrypto.com


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. 28 thành viên sáng lập của Libra
  2. Hiểu hơn về giao dịch tiền điện tử
  3. Libra có tác dụng gì với các thành viên tham gia
  4. Các rào cản của Libra
  5. Libra có giống một ngân hàng mới?
  6. Libra giống Paypal?