banner
banner
Background VIC News
Thứ sáu, 03/04/2020, 10:13 (GMT + 7)
Thứ sáu, 03/04/2020, 10:13 (GMT + 7)

Hoạt động rửa tiền trong thị trường tiền điện tử

Mục lục bài viết
  1. Những kẻ tội phạm tri thức
  2. Xử lý vấn nạn rửa tiền điện tử như thế nào?

Hàng tỷ đô la trong các đường dây rửa tiền đang được thực hiện bởi ai? Nơi diễn ra các hoạt động rửa tiền là đâu?

Những kẻ tội phạm tri thức

Bất kể một tên tội phạm đánh cắp tiền điện tử nào đều muốn nhanh chóng “tẩu tán” tài sản tiền điện tử phi pháp kiếm được bằng cách biến chúng thành những loại tiền được pháp luật chấp nhận. Quan trọng hơn hết là không bị phát hiện. Nhu cầu rửa tiền đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều tội phạm trong thị trường tiền mã hoá ngày nay.

Vậy, làm thế nào để những tội phạm tiền điện tử có thể rửa tiền? Nếu chỉ nghiên cứu các hoạt động rửa tiền trong thế giới tiền tệ truyền thống thì bạn khó lòng nào tìm ra được phương thức rửa tiền của các tội phạm tiền điện tử. Tuy nhiên, nhờ vào tính minh bạch vốn có của blockchain, chúng ta có thể xem xét hệ sinh thái rửa tiền điện tử ở cấp độ cao và đúc kết được những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này. Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra những nơi mà các cá nhân đã rút hoặc chuyển Bitcoin lấy được từ các tổ chức phi pháp từ 2016 -2019 ở biểu đồ dưới đây:

 Mặc dù các hoạt động rửa tiền điện tử bất hợp pháp chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tất cả các giao dịch được chuyển đến các sàn giao dịch, nhưng tỷ lệ này vẫn luôn tăng trưởng đều đặn kể từ năm 2019. Đến nay, có khoảng 2,8 tỷ đô la Bitcoin trên các sàn giao dịch khả nghi có liên quan tới các hành vi rửa tiền thông qua tiền điện tử. Và có hơn 50% số BTC này được chuyển đến 2 sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất hiện nay là Binance Huobi.

Như đã nói, Binance và Huobi đang là nơi thanh lý rất nhiều giao dịch tiền điện tử bất hợp pháp, và tất nhiên các giao dịch này đều mang đến cho họ một mức lãi đáng kể. Nhưng thật ngạc nhiên, Binance và Huobi đều là hai sàn giao dịch tiền điện tử lớn và mọi hoạt động tại hai sàn này đều phải tuân theo các quy định của KYC. Vậy các kẻ rửa tiền đã hoạt động như thế nào?

Nhìn chung, chỉ có hơn 300.000 tài khoản cá nhân tại Binance và Huobi đã nhận tiền điện tử có khả năng bất hợp pháp vào năm 2019. Vậy ai đã đứng sau các tài khoản đó? Có ai trong số họ là các traders tầm cỡ?

Dưới đây, chúng tôi đã chia các tài khoản đó thành các nhóm dựa trên tổng giá trị tiền điện tử bất hợp pháp mà họ đã nhận được vào năm 2019.

Theo số liệu từ biểu đồ, có 2.196 tài khoản trong 03 nhóm nhận được số lượng cao nhất đã nhận được tổng cộng gần 27,8 tỷ đô la Bitcoin vào năm 2019. Biểu đồ cũng cho thấy rõ rằng Bitcoin được gửi đến từ các nguồn bất hợp pháp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số BTC giao dịch trên Binance và Huobi. Tuy nhiên, tổng cộng BTC nhận được từ các nguồn bất hợp pháp (phần màu đỏ) được hiển thị ở trên cũng là một con số không hề nhỏ. Chỉ riêng 31 tài khoản trong nhóm có thu nhập cao nhất đã nhận được hơn 163 triệu đô la Bitcoin từ các nguồn bất hợp pháp vào năm 2019.

Biểu đồ bên dưới thể hiện chi tiết các khoản tiền đến từ các tài khoản đã kết nối với các hoạt động bất hợp pháp ( nghĩa là chỉ thể hiện các tài khoản được tô màu đỏ ở trên).

Tại Binance và Huobi, chỉ có một phần nhỏ các tài khoản đang nắm giữ Bitcoin bất hợp pháp được gửi đến hai sàn này. Tuy  nhiên, 810 tài khoản trong ba nhóm nhận được BTC nhiều nhất đã giao dịch tổng cộng hơn 819 triệu đô la Bitcoin, chiếm đến 75% tổng số lượng được giao dịch. Và theo phân tích, những con cá voi thao túng hoạt động này không ai khác chính là các nhà môi giới OTC.

Các nhà môi giới OTC (Over The Counter) như một cầu nối tạo điều kiện giao dịch cho người mua và người bán cá nhân, những người không thể, hoặc không muốn giao dịch trên các sàn giao dịch mở. Các OTC này hoạt động độc lập và thường được liên kết với một sàn giao dịch điển hình. Không chỉ những người mua bán cá nhân, mà các traders cũng thường tìm đến các OTC để thanh lý lượng lớn tiền điện tử với mức giá thỏa thuận. Vì vậy, các nhà môi giới OTC được coi là một nguồn thanh khoản quan trọng trong thị trường crypto currency. Nhà cung cấp dữ liệu tiền điện tử Kaiko cũng ước tính rằng phần lớn khối lượng giao dịch tiền điện tử đều có sự góp mặt của các nhà môi giới OTC.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn là trong khi hầu hết các nhà môi giới OTC đều điều hành một doanh nghiệp hợp pháp, thì một số trong số họ lại chuyên cung cấp các dịch vụ rửa tiền cho tội phạm tiền điện tử. Không giống các sàn giao dịch như Binance và Huobi, các nhà môi giới OTC thường có yêu cầu KYC thấp hơn. Tận dụng điều này, họ đã tìm cách giúp bọn tội phạm rửa tiền và rút tiền thuận lợi. Một trong những phương thức rửa tiền phổ biến là các nhà môi giới OTC chuyển đổi Bitcoin và các loại tiền điện tử khác thành Tether (tức stablecoin USDT) , sau đó mới tiến hành rút tiền.

Theo kết quả phân tích giao dịch của các nhóm tội phạm khác nhau, 100 nhà môi giới OTC đã được liệt vào danh sách chuyên cung cấp các dịch vụ rửa tiền thông qua việc họ đã nhận được một lượng lớn tiền điện tử từ các nguồn bất hợp pháp. Danh sách này có tên gọi là “Rogue 100”. Tuy nhiên thực tế, đây không phải là một danh sách đầy đủ các nhà môi giới OTC cung cấp các dịch vụ rửa tiền kỹ thuật số.

70 trong số các nhà môi giới OTC trong Rogue 100 nắm giữ tài khoản Huobi nhận Bitcoin bất hợp pháp. 32 trong số đó nằm trong nhóm 810 tài khoản (kể cả tài khoản trên sàn Houbi và tài khoản của các sàn giao dịch khác) nhận Bitcoin bất hợp pháp nhiều nhất. 20 trong số đó đã nhận hơn 1 triệu đô la tiền điện tử phi pháp năm 2019. Tổng cộng, 70 nhà môi giới OTC này đã nhận được 194 triệu đô la Bitcoin từ các các tội phạm. Bất ngờ hơn,  tất cả 70 nhà môi giới OTC này đều hoạt động trên Huobi, mặc dù có thể họ cũng đã có tài khoản trên Binance hoặc các sàn giao dịch khác.

Không chỉ 100 nhà môi giới OTC trong Rogue 100 là đơn vị rửa tiền kỹ thuật số bất hợp pháp. Khả năng lớn là có không ít tài khoản Binance và Huobi đang hoạt động mạnh khác cũng chính là các nhà môi giới OTC đang sử dụng tiền từ các nguồn bất hợp pháp nhưng chưa được xác nhận.

Rogue 100 là những đối tượng thường xuyên giao dịch trên các sàn và tác động mạnh đến hệ sinh thái tiền điện tử. Kể từ cuối năm 2017, họ vẫn nhận được lượng tiền điện tử tăng đều đặn mỗi tháng. Cho đến năm 2019,  các hoạt động rửa tiền của họ tăng vọt, nhờ đó họ nhận được hơn 3 tỷ đô la Bitcoin trong suốt năm 2019 và nhiều người trong số họ đã đóng một vai trò đáng kể trong vụ lừa đảo PlusToken. Nhìn chung, số tiền mà Rogue 100 nhận được có thể chiếm đến 1% trong tổng số hoạt động của Bitcoin trong một tháng nhất định.

Theo phân tích của Chainalysis Reactor, chúng ta có thể nhận ra được cách thức hai nhà môi giới OTC tham nhũng lấy tiền từ các nguồn bất hợp pháp.

Ở phía bên trái, nguồn tiền xuất phát từ một đối tượng Cryto Crime, chuyển qua ví trung gian và sau đó chuyển sang hai nhà môi giới OTC, cả hai đều nằm trong danh sách Rogue 100. Các nhà môi giới OTC sau đó chuyển tiền sang Huobi, và rất có thể số tiền này sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt.

Các mũi tên tương tác qua lại bên trong Reactor cũng cho thấy rằng các nhà môi giới OTC tham nhũng thường xuyên giao dịch với nhau. Dưới đây là một ví dụ nhìn vào ba nhà môi giới OTC từ Rogue 100.

Thực tế, đây chỉ là những quy trình giao dịch BTC thông thường của tất cả các nhà môi giới OTC hợp pháp. Tuy nhiên, đối với những đối tượng mong muốn rửa tiền phi pháp và kể cả những tội phạm tiền điện tử khác đều đã và đang thực hiện các giao dịch bất chính này bằng cách thu nhỏ mức độ tiếp xúc của họ với ví Bitcoin có nguồn bất hợp pháp. Hành động này có thể coi là đang cố gắng “lừa đảo” phần mềm phân tích chuỗi khối như Chainalysic.

Mặc dù rất khó để xác định một tỷ lệ phần trăm cụ thể cho tất cả BTC phi pháp được gửi đến các nhà môi giới OTC, tuy nhiên chắc chẳn đây là một con số rất khủng. Và như đã nói, các nhà môi giới OTC vẫn đang cố gắng che giấu bản chất thực sự đằng sau những giao dịch tưởng chừng minh bạch của họ.   

Xử lý vấn nạn rửa tiền điện tử như thế nào?

Dường như các nhà môi giới OTC đã tạo một điều kiện rất tốt cho các tội phạm tiền điện tử có thêm kênh tiêu thụ các tài sản tiền điện tử phi pháp. Cũng dễ hiểu, nếu không có bất kì phương thức rút tiền phi pháp nào xuất hiện thì ngay từ đầu đã chẳng có ai nỗ lực biến mình thành tội phạm như vậy. Để cải thiện danh tiếng cho ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số, bằng một cách nào đó, ngành công nghiệp này phải tìm cách làm việc với các nhà quản lý và tổ chức tài chính truyền thống để nhanh chóng ngăn chặn hành vi bất chính này.

Mặc dù đây là một việc rất khó nhưng không phải là không có cách giải quyết. Bằng sự hợp tác giữa các cơ quan luật pháp, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp tiền điện tử thông qua các công cụ phân tích blockchain thì chắc chắn thị trường tiền điện tử sẽ tạo được tính minh bạch nhất định và nhanh chóng dập tắt các hoạt động rửa tiền. Bởi, tất cả các dữ liệu, giao dịch tiền điện tử đều được ghi lại và công khai trên các blockchain. Đây là yếu tố thuận lợi giúp truy tìm phương thức rửa tiền.

Ngoài ra, việc kêu gọi các sàn giao dịch thực hiện thẩm định sâu rộng hơn các giao dịch của các nhà môi giới OTC cũng là việc cần thiết phải làm. Bởi chỉ có các sàn giao dịch như Huobi và Binance mới thu thập và quản lý được thông tin KYC của các nhà môi giới, mặc dù họ vẫn phải tuân thủ theo một khung pháp lý nhất định. Chỉ khi các sàn điện tử mở rộng giám sát với các nhà môi giới OTC và đảm bảo rằng những nhà môi giới này có các quy trình KYC hiệu quả đối với khách hàng thì cuộc chiến chống rửa tiền mới có thể dừng lại.

Biên tập: VIC.News

Nguồn: Chainalysis


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. Những kẻ tội phạm tri thức
  2. Xử lý vấn nạn rửa tiền điện tử như thế nào?