banner
banner
Background VIC News
Thứ hai, 03/12/2018, 10:56 (GMT + 7)
Thứ hai, 03/12/2018, 10:56 (GMT + 7)

G20: Chúng tôi sẽ quy định tiền điện tử phù hợp với tiêu chuẩn FATF

Mục lục bài viết
  1. “Chúng tôi sẽ quy định các tài sản mã hóa cho mục đích chống rửa tiền”
Các nước G20 đã đồng ý việc quy định tiền điện tử phù hợp với tiêu chuẩn của FATF tại phiên họp được tổ chức tại Buenos Aires, Argentina. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

“Chúng tôi sẽ quy định các tài sản mã hóa cho mục đích chống rửa tiền”

Thứ Bảy vừa qua, tất cả các quốc gia G20 đã ký tuyên bố chung để thừa nhận rằng các “cải tiến cần thiết” là vô cùng quan trọng trong tốc độ “số hóa” chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Đề cập về tiền điện tử hoặc “tài sản mã hóa” trong tài liệu, G20 đã đồng ý với một cách tiếp cận pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn FATF. Phần 25 của tuyên bố chính thức cho biết:
Chúng tôi sẽ điều chỉnh các tài sản mã hóa để chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố để phù hợp với tiêu chuẩn FATF và xem xét các phản hồi khác nếu cần.
Ngoài ra, các quốc gia sẽ cùng làm việc với nhau để theo dõi sự số hóa của nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trích đoạn từ phần 26:
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để tìm kiếm giải pháp dựa trên sự đồng thuận, nhằm giải quyết các tác động của việc số hóa nền kinh tế trên hệ thống thuế quốc tế với bản cập nhật năm 2019 và báo cáo cuối cùng vào năm 2020.
Trước đó, Hoa Kỳ đã có động thái chống lại hai kẻ đứng đằng sau vụ ransomware đến từ Iran. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Kho bạc Hoa Kỳ đã đưa ra 2 địa chỉ ví Bitcoin, với cảnh báo cộng đồng tiền điện tử và ngành tài chính rằng bất kỳ ai giao dịch với 2 tài khoản này có thể bị xử phạt gián tiếp. Tuy nhiên, việc ngăn chặn các giao dịch Bitcoin và tiền điện tử ở cấp độ giao thức bằng các biện pháp này vẫn để lại nhiều hoài nghi. Trên thực tế, Bitcoin được thiết kế có chủ ý để trở thành dạng tiền tệ chống lại sự kiểm duyệt, không biên giới và trung lập về chính trị. View image on Twitter https://twitter.com/bobbyclee/status/1069037436594937857 G20: Ấn Độ thúc giục chống lại những tội phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài. Ấn Độ đã đưa ra một loạt danh sách 9 điểm thúc giục các nước G20 chống lại “những tội phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài” mà có đề cập đến các tài sản mã hóa như Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi FATF chỉ định ưu tiên và thiết lập hợp tác quốc tế. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nước thành viên có thể làm việc chặt chẽ và các đơn vị tình báo tài chính tương ứng chia sẻ thông tin cần thiết để theo dõi kẻ phạm tội. “FATF nên được giao nhiệm vụ xây dựng một định nghĩa tiêu chuẩn về những tội phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài. FATF cũng nên phát triển một loạt các thủ tục thông thường và được chuẩn hóa liên quan đến việc xác định, dẫn độ và tố tụng tư pháp để giải quyết những tội phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài nhằm cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ cho các nước G20, theo luật trong nước của họ”. Theo trang web FATF:
Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF) là một cơ quan liên chính phủ được thành lập năm 1989 bởi các Bộ trưởng của các nước thành viên. Mục tiêu của FATF là thiết lập các tiêu chuẩn và thúc đẩy thực hiện hiệu quả các biện pháp pháp lý, quy định và hoạt động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các mối đe dọa liên quan đến tính toàn vẹn của hệ thống tài chính quốc tế. Do đó, FATF là “cơ quan hoạch định chính sách” hoạt động để tạo ra ý chí chính trị cần thiết để mang lại các cải cách lập pháp và luật pháp quốc gia trong các lĩnh vực này.
Đầu tháng 7, trong phiên họp đầu tiên được tổ chức tại Buenos Aires, G20 đã thừa nhận rằng “tài sản mã hóa có thể mang lại lợi ích đáng kể” và không gây rủi ro cho sự ổn định tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các thành viên đã đồng ý theo dõi sự cải tiến của chúng và phát triển một cách tiếp cận quy định toàn diện trong tương lai gần, đồng thời chỉ ra những lo ngại về trốn thuế và rửa tiền.
"Tuy nhiên, các tài sản mã hóa phát sinh các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, tính toàn vẹn thị trường, trốn thuế, rửa tiền và tài trợ khủng bố”, báo cáo cho biết. “Tài sản mã hóa thiếu các thuộc tính quan trọng của các loại tiền tệ có chủ quyền. Mặc dù tài sản mã hóa vào thời điểm này không gây ra rủi ro về tài chính toàn cầu, nhưng chúng tôi vẫn đề phòng".

Nguồn : https://bitcoinist.com/

https://bitcoinvietnamnews.com/

 
     

Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. “Chúng tôi sẽ quy định các tài sản mã hóa cho mục đích chống rửa tiền”