banner
banner
Background VIC News
Thứ bảy, 22/02/2020, 13:09 (GMT + 7)
Thứ bảy, 22/02/2020, 13:09 (GMT + 7)

Ba Lan tìm kiếm nạn nhân bị Onecoin lừa đảo

Mục lục bài viết
  1. Mô hình lừa đảo Kim tự tháp là gì?

Nếu bạn là nạn nhân của OneCoin ở Ba Lan, bạn có thể đòi lại được tổn thất của mình thông qua thủ tục tố tụng hình sự.

Văn phòng công tố quận Szczecin đã đề nghị những nạn nhân của Onecoin lên tiếng vào ngày 19 tháng 4, theo Điều 131, Mục 2 của Bộ luật Hình sự Ba Lan.

Ba Lan tìm kiếm nạn nhân bị Onecoin lừa đảo

Trong một trường hợp cụ thể, nếu số lượng người bị hại được tìm thấy cung cấp thông báo về quyền một cách riêng tư sẽ tạo thành một trở ngại lớn cho quá trình tố tụng, thì khi đó sẽ được thông báo qua báo chí, radio hoặc Tivi.

Theo tôi hiểu, các công tố viên đang trong quá trình nộp đơn tố tụng hình sự chống lại những kẻ lừa đảo OneCoin địa phương.

Theo Điều 131.2 ở trên, nạn nhân OneCoin (người bị tổn thất) có thể tham gia tố tụng.

Văn phòng Công tố viên Quốc gia Ba Lan đã điều tra OneCoin từ cuối năm 2016 và Văn phòng Công tố viên Szczecin đã mở cuộc điều tra vào tháng 3/2017.

Theo thông cáo báo chí ngày 19 tháng 4, các nhà chức trách ở Szczecin đã điều tra OneCoin ở Świdnica, Juszczyn, Pruszków và các thành phố khác ở Ba Lan và Châu Âu.

Cuộc điều tra đã tập trung vào Nicuma, một công ty bình phong của OneCoin tại địa phương đã rửa 1,14 triệu euro.

Thành viên tổ chức Onecoin tại Ba Lan

Văn phòng Công tố viên Szczecin tuyên bố OneLife, OneAcademy và OneCoin đều là một phần của kế hoạch lừa đảo theo mô hình kim tự tháp.

Đầu tháng này, 2 nhà môi giới Onecoin tại Singapore đã bị bắt và đối mặt với án tù lên tới 5 năm và khoản tiền phạt $ 147.000.

Mô hình lừa đảo Kim tự tháp là gì?

Mô hình kim tự tháp là một mô hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trong đó các thành viên được hứa hẹn về lợi nhuận hoặc các phần thưởng bằng cách gia nhập mô hình và giới thiệu thêm người mới gia nhập.

Ví dụ, một người khởi xướng lừa đảo giới thiệu tới Tí và Tèo một cơ hội mua lại quyền phân phối trong một công ty với giá $ 1000 mỗi người. Khi đó họ sẽ có quyền tự mình bán lại các quyền phân phối này và kiếm được hoa hồng khi giới thiệu được thêm thành viên mới gia nhập. Số tiền $ 1000 họ kiếm được từ mỗi lần bán được quyền phân phối sẽ được chia đều 50/50 giữa họ và người khởi xướng.

Trong ví dụ trên, Tí và Tèo mỗi người cần phải bán được quyền phân phối 2 lần nhằm thu lại được khoản đầu tư ban đầu của họ, vì mỗi lần họ sẽ thu lại được $ 500. Khi đó, gánh nặng phải bán lại 2 quyền phân phối khác nhằm thu lại số vốn ban đầu sẽ được chuyển sang các khách hàng của họ. Mô hình này cuối cùng cũng sẽ sụp đổ bởi sẽ càng ngày càng có nhiều người phải tham gia vào quy trình đó. Sự phát triển không bền vững là nguyên nhân chính làm cho mô hình này mang tính bất hợp pháp.

Biên soạn bởi VIC News

Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. Mô hình lừa đảo Kim tự tháp là gì?